Bí Kíp Tiết Kiệm Tiền Cho Học Sinh Như Người Nhật

Không chỉ riêng người lớn mới phải cần tiết kiệm, quản lý chi tiêu mà tiết kiệm tiền cho học sinh cũng là vô cùng cần thiết, một hành động tưởng chừng nhỏ như thế nhưng sẽ mang lại hiệu quả rất to lớn cho các bạn nhỏ trong tương lai.

Vậy đâu là phương pháp tối ưu giúp tiết kiệm tiền cho học sinh ? Câu trả lời sẽ có ngay dưới bài viết, đặc biệt là ở phần số 6 bạn nhé !

Nội dung bài viết

Tại sao lứa tuổi học sinh lại phải cần học cách tiết kiệm tiền ?

Các bạn học sinh là những đối tượng vẫn đang còn đến trường và được bố mẹ nuôi dưỡng, chu cấp tiền tiêu vặt hàng ngày, hàng tuần hoặc hàng tháng.

Vì chưa lao động và làm ra tiền, đa số các bạn nhỏ vẫn còn chưa ý thức được tầm quan trọng của việc tiết kiệm, cũng như giá trị đồng tiền mà các bạn vẫn hay cầm trên tay. Từ đó thường xảy ra một tình trạng mang tên “tiêu xài cháy máy”.

Các bậc phụ huynh là thủ phạm chính cho sự hoang phí của các bạn nhỏ. Cha mẹ đa phần sẽ chiều chuộng con cái, phó mặc đồng tiền cho các em mà không biết rằng đang gián tiếp làm hư con trẻ.

Bí Kíp Tiết Kiệm Tiền Cho Học Sinh Như Người Nhật

Vì vậy, việc giáo dục cho các bạn nhỏ hiểu và tiếp thu về lý do tại sao phải tiết kiệm tiền cho học sinh, cũng như lợi ích mà chúng sẽ nhận được từ việc quản lý tài chính cá nhân lại không hề thừa thãi.

Giáo dục không chỉ là nghĩa vụ riêng biệt của nhà trường mà còn là của chính gia đình – môi trường hoàn hảo để hình thành tính cách và suy nghĩ của các em.

Việc biết tiết kiệm tiền không chỉ giúp ích cho các em mà còn giúp cho cha mẹ tiết kiệm một khoản tiền tưởng chừng vặt vãnh mà hoá ra lại vô cùng to lớn. Những đồng tiền lẻ cũng có sức mạnh rất ghê gớm, tích tiểu thì ắt sẽ thành đại thôi.

Biết cách tiết kiệm tiền mang lại lợi ích cho học sinh ra sao ?

Tiết kiệm tiền là một thói quen rất quan trọng trong đời sống của mỗi con người, dù là già trẻ lớn bé. Một khi bạn đã để con bạn tiêu tiền thì bạn cũng phải có trách nhiệm với hành động của chúng.

Cách tiết kiệm tiền cho học sinh hiệu quả nhất chính là sự giáo dục. Khi bạn đã khiến con trẻ hiểu rằng tiêu tiền thì dễ mà kiếm tiền lại rất khó, thì đó sẽ là lúc mà các em nhận được những lợi ích rất lớn mà phải kể đến như :

Hình thành suy nghĩ chín chắn

Dù không phải lúc nào các bạn cũng sẽ nhìn thấy được sự trưởng thành của con mình trong vấn đề chi tiêu, nhưng chắc chắn rằng giáo dục hợp lý giúp cho trẻ rất nhiều.

Con trẻ sẽ hiểu rằng đồng tiền mình đang cầm trên tay là thành quả lao động gian khổ của cha mẹ. Con trẻ cũng sẽ biết rằng chúng thực sự cần mua những gì và đâu chỉ là sự thích thú nhất thời của chúng.

Ngoài ra, các bạn nhỏ sẽ bắt đầu ấp ủ suy nghĩ tiết kiệm tiền. Khi mà chúng lướt qua một cửa hàng nào đó mà chúng rất thích, nhưng lại từ chối mua món đồ vì một lý do nào đó, bạn hoàn toàn có thể tự hào rằng mình đã giúp con hình thành được suy nghĩ rất chín chắn.

Tiết kiệm một khoản tiền lớn cho cha mẹ

Bạn sẽ không bao giờ tin rằng những đồng tiền lẻ bạn đưa cho con cái hằng ngày có sức mạnh ghê gớm tới mức nào đâu. Giả sử một ngày bạn cho bé 10 ngàn đồng, lặp đi lặp lại đầy đủ mỗi ngày như thế và một tháng 300 ngàn đồng đã không cánh mà bay.

Thói quen chi tiền của bạn có sức ảnh hưởng rất lớn lên con trẻ. Nếu bạn là người sống phóng khoáng, thoải mái với tiền bạc, con bạn cũng sẽ là người khá hào phóng trong chi tiêu cho bản thân và người khác. Nhưng nếu gia đình luôn trong tình trạng “thắt lưng buộc bụng”, dần dà sẽ khiến trẻ tự ti, mặc cảm, thậm chí là lặp lại thói quen chắt chiu cực đoan về sau.

Việc tìm hiểu các cách tiết kiệm tiền cho học sinh sẽ giúp cha mẹ có thêm nhiều phương pháp, đúc kết được lựa chọn phù hợp cho trẻ. Qua đó, con trẻ biết tiết kiệm trở nên thật đơn giản mà vẫn vô cùng hiệu quả, cha mẹ cũng có thể yên tâm hơn.

 

Tự thưởng cho bản thân

Khi con trẻ đạt được kết quả học tập tốt, sự động viên và khích lệ tinh thần của cha mẹ thông qua lời nói, những món quà,… chính là những phần thưởng tinh thần vô cùng quý giá, tạo động lực rất lớn cho các bạn nhỏ.

Thế nhưng, có bao giờ cha mẹ nghĩ rằng, nếu con trẻ tự thưởng cho mình bằng số tiền tiết kiệm của bản thân thì sẽ ra sao chưa ? Dĩ nhiên, con trẻ sẽ cảm thấy vô cùng hãnh diện và tự tin với phần quà được mua từ chính số tiền dành dụm của mình.

Để cho trẻ có thể đạt được thành tựu đó, cha mẹ có thể thoả thuận với các bạn nhỏ về số tiền tiêu vặt. Sự minh bạch và thẳng thắn với con trẻ sẽ giúp chúng cảm thấy được tôn trọng, tin tưởng và trưởng thành.

Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể để con mình tự làm điều đó bằng một chú lợn tiết kiệm. Để trẻ tự quan sát quá trình chắt chiu, dành dụm của mình, trao cho trẻ quyền làm chủ tài chính cá nhân, và cuối cùng là tận hưởng quả ngọt từ chính sự kiên nhẫn và chờ đợi của chúng.

Kỹ năng để xoay xở tiền bạc trong tình huống khẩn

Tiền tiết kiệm không chỉ là để tự thưởng cho bản thân, mà còn giúp ích rất nhiều trong những giai đoạn khó khăn, nguy cấp. Luôn có cho mình một khoản tiền dự trù chính là tạo cho bản thân một bảo hiểm tài chính, làm dịu bớt gánh nặng đồng tiền.

Là bậc làm cha làm mẹ, bản thân bạn đã từng phải vượt qua những giai đoạn khó khăn đó mới đúc kết được kinh nghiệm quý giá cho bản thân. Bạn sẽ không thắt chặt chi tiêu với con trẻ vì xót xa cho con, không muốn con phải chịu thua kém so với các bạn đồng trang lứa.

Thế nhưng, đó không phải là một hành vi tích cực, thậm chí là làm hư con trẻ vì các bạn sẽ ỷ lại mà tiêu xài hoang phí, như vậy càng không thể giúp chúng học được cách tiết kiệm tiền. Vậy nên, tiết kiệm tiền cho học sinh lại càng trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.

Gợi mở cho trẻ bằng những câu chuyện, trải nghiệm của cha mẹ sẽ giúp các bạn nhỏ hình dung, thấu hiểu được tầm quan trọng của tiền tiết kiệm tốt hơn. Từ đó, các bạn sẽ ý thức được việc tiết kiệm tiền sẽ giúp đỡ một khoản chi phí không nhỏ, đỡ đần cho cha mẹ hơn.

Vậy học sinh nên tự chi tiền trong trường hợp nào ?

Tiết kiệm tiền cho học sinh là tốt, nhưng đôi khi, các bạn nhỏ cũng cần phải dùng tiền của mình để chi trả khi không có cha mẹ bên cạnh. Vậy học sinh có thể tự mua những gì, và đâu là  những khoản thanh toán hợp lý mà các bạn đáng để bỏ ra mà không cần sự trợ giúp của cha mẹ ?

Tiết Kiệm Tiền Cho Học Sinh

 

Dưới đây là một số trường hợp cụ thể để các bạn tự giải quyết bài toán chi tiêu cá nhân của mình :

Văn phòng phẩm

Những đồ vật gắn liền với quãng đời học sinh của chúng ta, là trợ thủ đắc lực, người bạn không thể thiếu trong chiếc cặp sách chắc chắn chính là đồ dùng học tập. Đa dạng từ màu sắc, hình dáng, kích cỡ, giá thành,… giúp cho quá trình học tập được nâng cao, tạo cảm giác thích thú, thoả mãn sở thích của bản thân.

Đáng buồn thay, một tình trạng đau đầu mà các bạn học sinh luôn luôn gặp phải dù không hề mong muốn, nan giải đến nỗi mà người đời phải gọi là “vấn nạn” mất bút. Đồ dùng học tập có thể “không cánh mà bay” ngay trước mắt mà không kiêng nể bất cứ đối tượng nào.

Cũng chính vì lẽ đó, số tiền cha mẹ phải bỏ ra để mua mới cho mớ văn phòng phẩm đã mất của trẻ có khi còn lớn hơn… tiền sách vở và đồng phục cả năm. Để giải quyết tình trạng này, cha mẹ nên để trẻ tự dùng tiền tiêu vặt của mình để mua đồ dùng học tập. Qua đó, con trẻ vừa học được cách giữ gìn đồ đạc, vừa dạy cho các bạn hiểu về vấn đề tài chính, từ đó mà tiết kiệm tiền cho học sinh hiệu quả.

Đồ ăn vặt

Không có bạn nhỏ nào là không thích ăn quà vặt, nhưng phần lớn chúng đều không tốt cho sức khoẻ, môi trường chế biến không quá sạch sẽ,… dấy lên sự lo lắng của phụ huynh về vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm cho con trẻ.

Liệu có cách nào có thể quản lý được những thứ quà bánh mà các bạn nhỏ sẽ ăn, vừa giúp trẻ nhận thức được đâu là đồ ăn vặt không hợp vệ sinh bày bán ở lề đường, trước cổng trường mà vẫn dạy cho trẻ thói quen tiết kiệm tiền hay không ? Câu trả lời là có.

Nếu các bé vẫn còn trong độ tuổi học tiểu học, cha mẹ nên tạo dựng trò chơi bán hàng ngay tại nhà. Cha mẹ có thể làm đồ ăn vặt cho trẻ, hoặc mua ở siêu thị, cửa hàng uy tín, đồ ăn vặt có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, nổi tiếng trên thị trường. Sau đó, bạn có thể rao bán, ra giá sao cho phù hợp với tiền tiêu vặt của trẻ, vừa giúp mối quan hệ gia đình gần gũi, khăng khít, vừa giúp trẻ học được cách chi tiêu hiệu quả mà vẫn đáp ứng được nhu cầu của bản thân.

Nếu các bạn nhỏ đã học cấp hai trở lên, việc kiểm soát đương nhiên sẽ trở nên khó khăn hơn nếu cha mẹ chưa từng sử dụng cách làm phía trên. Vậy nên, phương pháp tốt nhất để tiết kiệm tiền cho học sinh chính là cùng vào bếp với con trẻ. Vào những ngày cuối tuần rảnh rỗi, hãy cùng đi mua sắm, thực hiện các hoạt động nấu nướng với nhau, chắc chắn thành phẩm từ tình yêu thương và niềm vui của cả gia đình sẽ khiến trẻ dần dà “chán ngấy” đồ ăn lề đường bên ngoài đấy.

Cần tránh tiêu tiền vô ích khi đang là học sinh như thế nào ?

Tâm trạng của các bậc làm cha làm mẹ chắc hẳn sẽ xuống sắc ngay lập tức khi ập đến là những hoá đơn điện nước cần phải trả, tiền học thêm, tiền này tiền kia làm sao để vừa đủ sống, vừa lo cho con cho cái.

Thế nhưng, đa số các bạn nhỏ thường không nhận biết được áp lực cơm áo gạo tiền vô hình này của cha mẹ. Dẫn đến hệ quả là sự phung phí tiền của vào những món đồ có khi còn chẳng động đến được lần thứ hai, điều đó chỉ xảy ra khi trẻ vẫn đang còn thiếu kiến thức về cách tiết kiệm tiền cho học sinh.

 

Để giảm thiểu tình trạng vung tiền vô tội vạ của các cô cậu học sinh, cha mẹ có vai trò rất lớn trong việc kiên nhẫn giảng giải cho các bạn nhỏ hiểu. Dưới đây là những lý do phụ huynh có thể đề cập cho con để tránh sự tiêu xài lãng phí của chúng :

Không mua quá nhiều quần áo

Hiện nay, với sự thịnh hành của các sàn thương mại điện tử, có vô vàn các loại áo, váy, quần,… với đa tầng giá và mốt thịnh hành khiến giới trẻ phát cuồng, đặc biệt là các bạn nữ.

Tuy nhiên, không ít các bộ trang phục trong tủ đồ các bạn trở nên “cũ rích, lỗi thời” chỉ vì các bạn đã mặc để chụp hình sống ảo. Đó cũng là lý do chính gây nên hiện tượng công nghiệp thời trang nhanh làm ô nhiễm môi trường, tăng mạnh lượng rác thải vải kém chất lượng, khó phân huỷ và tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường, quan trọng nhất vẫn là không thể tiết kiệm cho học sinh.

Hãy hướng dẫn cho các bạn về cách lựa chọn thương hiệu bền bỉ, đơn giản và hợp lứa tuổi. Dạy các bạn cách phối đồ để tận dụng tối đa tủ đồ của chúng. Nói cho các bạn nghe về tác hại của những loại quần áo phá giá, chất lượng kém đối với môi trường ra sao. Cùng đồng hành với con trẻ để trở thành những nhà tiêu dùng thông thái và tiết kiệm cho học sinh thật hiệu quả.

Giảm chi tiêu từ các hoạt động giải trí

Không chỉ các bạn ở lứa tuổi học sinh ham thích đi chơi, đi ăn,… mà người lớn đôi khi cũng bung xoã không hề kém cạnh. Đi kèm song song với những cuộc chơi luôn luôn là tiền bạc, phải có tiền để chi trả cho những ly trà sữa, những bữa ăn, vé vào cổng,…

Là học sinh, chắc chắn các bạn nhỏ đều không có quá nhiều tiền bạc. Nhưng nào phải không có nhiều là không thể tiêu ? Phải nói rằng, các bạn học sinh bây giờ có khi còn săn mã giảm giá, thám thính đợt khuyến mãi còn tốt hơn người lớn rất nhiều, vẫn đảm bảo được công cuộc ăn chơi mà vẫn chẳng quá tốn kém.

Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là các bạn học sinh có quyền tiêu xài thoải mái. Phụ huynh có nhiệm vụ đặt giới hạn cho các ngày được đi chơi bên ngoài của trẻ, trên hết là để bảo toàn tài chính cho con lẫn… mình. Sự tương đồng giữa việc tiết kiệm cho học sinh và cho cha mẹ rất dễ để nhận biết đúng không ?

Không quên chăm sóc và giữ gìn giày dép

Các bạn học sinh luôn mang trong mình những nguồn năng lượng bất tận để vui chơi và thể thao. Những hoạt động ngoài trời luôn rất cần một đôi giày bền bỉ và thoải mái để con trẻ thoả sức trải nghiệm.

Lâu dần, những đôi giày sẽ trở nên xuống cấp vì các bạn ít dành sự quan tâm cho chúng. Sau đó, các bạn sẽ đinh ninh rằng đôi giày không đủ tốt để sử dụng lâu dài và yêu cầu cha mẹ có thể sắm cho các bạn một đôi mới. Thật ra, thứ xuống cấp duy nhất chỉ là sự yêu thích của các bạn giành cho đôi giày, không phải về chất lượng của chúng. Tiết kiệm tiền cho học sinh lẫn cha mẹ càng trở nên khó khăn.

Cha mẹ hãy tập cho trẻ thói quen vệ sinh giày dép của bản thân vào mỗi cuối tuần. Mỗi khi giày bị dơ sau khi hoạt động, cha mẹ cần phải nhắc nhở con lau chùi đôi giày sơ qua trước khi bỏ lên kệ. Sau đó vào cuối tuần, yêu cầu con tổng vệ sinh cho đôi giày của mình để luôn có giày sạch, đẹp vào mỗi tuần mới.

Bằng sự vệ sinh mỗi tuần, các bạn nhỏ sẽ ý thức được việc giữ gìn và lau chùi sạch sẽ sẽ giúp cho đôi giày được bền lâu, hạn chế phải mua mới thường xuyên làm hại túi tiền của cha mẹ mà còn vừa cảm thấy hãnh diện với thành quả vệ sinh giày dép của bản thân. Hãy dành thật nhiều lời khen cho trẻ mỗi lần trẻ tự làm điều gì đó cha mẹ nhé.

Hình thành những thói quen tốt để học sinh tiết kiệm hiệu quả

Đặt câu hỏi cho trẻ

Giả sử, con bạn đang rất thích thú với món đồ chơi mới thấy trong cửa hàng và yêu cầu bạn phải thực hiện mong muốn đó, đừng vội quát nạt hay từ chối phũ phàng, thay vào đó, mở đầu bằng một câu hỏi : “Liệu con có thực sự cần món đồ đó hay không?”.

Một câu hỏi đủ khéo léo mà tuyệt đối hiệu quả để giúp con tự phán đoán. Cha mẹ luôn mắc một lỗi sai chí mạng khi từ chối con trẻ, chính là để chúng chi phối cảm xúc của họ. Chúng sẽ khóc ré lên, ăn vạ trước ánh mắt của bao người, và để cho xong chuyện, phụ huynh lại phải móc hầu bao chi trả.

Để giải quyết triệt để vấn đề này, hãy dùng những câu hỏi thật khôn khéo, đánh vào tâm lý của trẻ để trẻ tự nhận thức việc làm của mình. Nếu các bạn nhỏ thực sự cần một thứ gì đó, chúng sẽ có một thái độ rất quả quyết cùng lời giải thích cho mong muốn đó.

Tôn trọng trẻ chính là yếu tố hàng đầu để dạy trẻ thành công. Gợi mở những câu hỏi để tạo dựng cho trẻ thói quen tiêu dùng. Sau nhiều lần như vậy, chúng sẽ tự ý thức mua sắm bằng những câu hỏi, và bài toán tài chính đã được giải quyết.

Nuôi ống heo

Một phương pháp cổ điển nhưng không hề lỗi thời. Một chú heo nhỏ xinh xinh sẽ là người bạn tài chính hiệu quả mà đơn giản cho con trẻ.

Hiện nay, có rất nhiều ống heo tiết kiệm với nhiều màu sắc và kích cỡ, một chú heo trong suốt sẽ rất tối ưu để con bạn học cách tiết kiệm. Để con bạn quan sát trong quá trình “nuôi lớn” ống heo giúp trẻ quản lý được chi tiêu dễ dàng hơn.

Sổ ghi chép tài chính

Nếu con bạn là người yêu thích ghi chép, trang trí sổ tay thì một cuốn sổ tiết kiệm theo tuần nhỏ xinh để cầm theo là một lựa chọn xuất sắc, thoả mãn được cả hai tiêu chí tiết kiệm và sáng tạo của trẻ. Từ đó, cha mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về vấn đề tiết kiệm tiền cho học sinh.

Cha mẹ hãy hướng dẫn con ghi chép các mục sao cho hợp lý, mạch lạc, dễ nhìn. Gợi nhắc cho trẻ điền vào sổ tay mỗi khi trẻ chi tiêu một thứ gì đó, như vậy trẻ sẽ rất dễ dàng quản lý tài chính cá nhân mà không sợ thất lạc tiền bạc, cha mẹ cũng sẽ dễ dàng theo dõi tài chính của con trẻ. Học cách tiết kiệm tiền cho học sinh thật đơn giản làm sao.

Sử dụng các nguồn tài liệu có trên mạng

Đối với các bạn nhỏ đặc biệt đã là học sinh cấp 2, 3, các bạn thường xuyên phải làm những bài kiểm tra mỗi tháng. Tự học trên sách giáo khoa chưa đủ, đa số các bạn sẽ lựa chọn hình thức đi học thêm để có thêm tối đa kiến thức cho bài học. Thế là việc tiết kiệm tiền cho học sinh đã khó, cho cha mẹ lại chẳng càng giản đơn.

Đôi khi, không phải lớp học thêm nào cũng đủ chất lượng để dạy cho các bạn các kiến thức mới đa dạng để vận dụng làm bài. Đó là lúc mà các bạn nên được cha mẹ trang bị kĩ năng tìm kiếm nguồn tài liệu thông qua Internet.

Từ thói quen đó, các bạn có thể tự học mà vẫn đảm bảo chất lượng kiến thức, giảm bớt thời gian di chuyển từ nhà đến lớp học thêm và các khoản phí cha mẹ phải đóng. Đa số những đề kiểm tra, đầu sách ôn luyện bài tập đã có sẵn miễn phí ở trên mạng, cái còn thiếu chỉ là thói quen tự học và tự tìm tòi kiến thức của các bạn mà thôi.

Tiết kiệm như người Nhật – phương pháp Kakeibo

Nếu có danh hiệu cho đất nước sống tiết kiệm nhất trên thế giới dù cuộc sống của họ không đến mức quá khó khăn thì chắc hẳn Nhật Bản là một ứng cử viên sáng giá nhất. Họ không những làm tốt được việc tiết kiệm cho học sinh, cá nhân, gia đình mà còn là cho cả đất nước họ lẫn các nước khác.

Người Nhật tiết kiệm đến mức khiến người khác phải cảm thấy họ quá hà tiện. Họ tiết kiệm từ lối sống sinh hoạt chứ không riêng gì thói quen mua sắm. Ví dụ điển hình nhất chính là từ việc tắm rửa hằng ngày, người Nhật sẽ thường tắm vòi sen cho sạch sẽ trước rồi mới ngâm mình vào bồn tắm để thư giãn, nước trong bồn tắm sẽ không bị xả đi mà tiếp tục để cho những thành viên khác trong gia đình sử dụng. Thậm chí, khi tất cả thành viên đều đã vệ sinh cơ thể xong, họ sẽ tận dụng nước bồn tắm để… giặt đồ.

Khả năng tiết kiệm của người Nhật dù có vẻ hà khắc đấy, nhưng cũng rất đáng nể phục và học hỏi. Phương châm tiết kiệm của họ không phải vì họ nghèo, mà đó là bản sắc văn hoá riêng biệt, lối sống tối giản của người dân xứ sở hoa anh đào.

Để có khả năng tiết kiệm thần sầu như người Nhật, bạn sẽ không thể bỏ qua phương pháp Kakeibo trong vấn đề quản lý tài chính mà người Nhật đã đúc kết, tích luỹ và áp dụng qua hàng trăm năm. Vậy phương pháp Kakeibo là gì? Có hiệu quả thế nào dù là tiết kiệm cho học sinh ? Hãy cùng tìm hiểu nhé.

Phương pháp Kakeibo là gì ?

Kakeibo theo tiếng Nhật có nghĩa là “Sổ ghi chép chi tiêu gia đình”, là phương pháp quản lý tài chính được ra đời vào năm 1904 bởi nhà báo Hani Motoko. Bản thân là một người phụ nữ cũng gặp vấn đề về kiểm soát tài chính, cô mong rằng phương pháp mình sáng tạo ra có thể giúp đỡ cho phụ nữ Nhật Bản nói chung và toàn thế giới nói riêng có thể thuận lợi hơn trong việc trang trải cuộc sống, theo dõi các đầu thu chi của gia đình mình.

Sau hơn một trăm năm, sự hiệu quả mà phương pháp Kakeibo đem lại cho mọi người trên khắp thế giới đã được ủng hộ và công nhận. Phương pháp này hiệu quả tới mức mà một thống kê cho thấy rằng sau khi áp dụng, mọi người nhận thấy hơn 30% tổng thu nhập cá nhân và gia đình đã được họ tiết kiệm thành công. Một con số không tưởng !

Với từng đó minh chứng dành cho phương pháp Kakeibo hẳn là đã đủ để bạn có hứng thú và muốn tìm hiểu sâu hơn rồi đúng không ? Vậy thì hãy cùng khám phá cách hoạt động của phương pháp Kakeibo và vì sao nó cũng có thể giúp tiết kiệm cho học sinh nhé.

Tại sao phương pháp Kakeibo cũng phù hợp với học sinh ?

Trước khi trả lời cho câu hỏi trên và tìm hiểu cách áp dụng Kakeibo vào việc tiết kiệm cho học sinh, chúng ta nên tìm hiểu về cơ chế hoạt động của phương pháp Kakeibo trên hết.

Kakeibo sở hữu một chu trình với bốn câu hỏi chính mà sẽ giúp bạn tự hình dung và có câu trả lời cho bản thân chính xác nhất trong vấn đề quản lý tài chính cá nhân và gia đình. Bốn câu hỏi có lần lượt có nội dung như sau :

Câu hỏi thứ nhất : Số tiền hiện tại mà bạn có là bao nhiêu ?

Câu hỏi thứ hai : Bạn sẽ dành ra bao nhiêu tiền để tiết kiệm ?

Câu hỏi thứ ba : Số tiền bạn thường phải chi trả là bao nhiêu ?

Câu hỏi thứ tư : Bạn sẽ hành động như thế nào để cải thiện thói quen chi tiêu ?

Cứ vào mỗi đầu tháng, bạn sẽ bắt đầu phương pháp Kakeibo bằng cách ghi chép trên một cuốn sổ – như tên gọi của chính nó. Đến cuối tháng, bạn kết thúc vòng lặp bằng cách tổng kiểm tra và tự nhận xét quá trình chi tiêu của mình, đúc kết lại bằng một giải pháp cải thiện cho tháng kế tiếp.

Mấu chốt thành công của Kakeibo chính là từ việc bạn trả lời cho câu hỏi thứ 4 : Bạn sẽ làm gì để chi tiêu tiết kiệm hơn ? Điều đó thúc đẩy bản thân mỗi chúng ta tìm ra chìa khoá cải thiện chi tiêu cho cá nhân và gia đình. Từ việc ghi chép giúp nhìn rõ tận tường vấn đề trên chỉ trên một cuốn sổ, sự tinh tế của người Nhật được sáng tạo tối đa dù là về quản lý tài chính.

Cũng chính vì lẽ đó, học sinh – lứa tuổi vẫn luôn phải ngày ngày ghi chép bài vở trên trường với tốc độ nắm bắt thông tin nhanh chóng lại phù hợp lạ thường với phương pháp Kakeibo này đến vậy. Đặc biệt, những bạn tuổi teen yêu thích với trang trí và sưu tầm sổ tay đẹp thì việc tiết kiệm tiền cho học sinh chắc hẳn sẽ vô cùng hiệu quả đấy.

Học sinh nên áp dụng phương pháp Kakeibo như thế nào ?

Áp dụng Kakeibo càng sớm, tiết kiệm cho học sinh sẽ không còn là quá xa vời. Đầu tiên, các bạn học sinh hoặc cha mẹ cần chuẩn bị cho con một cuốn sổ tay đủ để ghi chép cho một tháng hoặc mua sổ tay có sẵn tại đây. Hãy kiểm tra toàn bộ số tiền đang có, cùng lật lại và làm theo bốn câu hỏi hướng dẫn của Kakeibo để học cách tiết kiệm tiền cho học sinh hiệu quả thôi nào.

Bước 1 : Cùng trẻ ghi chép lại tổng tiền dư đã kiểm kê, cộng cùng với tiền tiêu vặt một tháng cha mẹ cho sẽ ra tổng số tiền hiện tại mà bạn nhỏ đang có, hãy chắc chắn rằng bạn hoàn toàn tin tưởng giao phó một số tiền tiêu vặt lớn cho con. Trả lời cho câu hỏi đầu tiên : tổng số tiền mà bé đang sở hữu.

Bước 2 : Cùng thống nhất với trẻ số tiền trẻ sẽ bỏ vào ống heo để tiết kiệm. Để bạn nhỏ thực hiện một lời hứa : không rút tiền tiết kiệm ra để thoả mãn nhu cầu chi tiêu còn thiếu của mình. Hãy dành sự tôn trọng và tin tưởng cho con trẻ, sự ủng hộ từ phía cha mẹ là động lực rất lớn cho các con thực hiện lâu dài. Giải quyết cho câu hỏi thứ hai : dành ra bao nhiêu tiền để tiết kiệm.

Bước 3 : Cùng liệt kê với trẻ những mục chi tiêu chính cho một tháng bằng số tiền còn lại. Hướng dẫn trẻ cách ghi chi tiết, không rối mắt, các mục thể hiện đủ nội dung như ngày tháng, mục chi tiêu, chi tiêu cho việc gì,… Ngoài ra, các bạn nhỏ có thể dùng bút màu, hình dán,… để làm các thông tin dễ nhìn, đẹp mắt hơn tuỳ theo gu và sức sáng tạo của mình. Một số mục chi tiêu điển hình nhất cho trẻ là :

Sinh hoạt hàng ngày : tiền bữa sáng (nếu có), nước uống, đồ ăn vặt,…

Học tập : văn phòng phẩm, đề cương, tiền quỹ,…

Khác : ghi rõ trường hợp chi tiêu.

Như vậy, câu hỏi thứ ba đã nhanh chóng được xử lý : thường chi trả những khoản gì.

Bước 4 : Là câu hỏi mang tính quyết định sự thành công cho kết quả tiết kiệm của các bạn nhỏ. Cùng con rút ra bài học chi tiêu cho bản thân dễ dàng hơn bằng những gợi ý, lời giải thích,… của cha mẹ để con dễ dàng hơn trong việc phán đoán, nhận thức phương hướng quản lý chi tiêu hiệu quả hơn. Cuối cùng, câu hỏi thứ tư đã kết thúc cho một tháng tiết kiệm tiền cho học sinh : cải thiện chi tiêu bằng cách nào ?

Ở lứa tuổi của mình, học sinh nên làm gì để có thêm thu nhập cá nhân ?

Tiết kiệm tiền cho học sinh hẳn không còn khó sau khi hiểu rõ phương pháp Kakeibo. Thế nhưng, cha mẹ có thể làm nhiều hơn thế để kích thích động lực cho trẻ cả trong quá trình tự quản lý tài chính cá nhân.

Tạo việc làm cho trẻ ngay trong chính gia đình kèm với một khoản thù lao không thể từ chối. Công việc có thể đến từ làm việc nhà, đi chợ hoặc siêu thị, dạy em học,… vừa đơn giản mà lại vừa có thể đỡ đần cho cha mẹ, giúp cha mẹ có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.

Việc tạo các nhiệm vụ hằng ngày cho trẻ giúp ích không hề nhỏ cho tương lai, đặc biệt là khi con trẻ bắt đầu sống tự lập xa nhà. Làm việc nhà thành thạo giúp con tự xoay sở, sinh tồn, vận động nhẹ nhàng thường xuyên, đóng góp vai trò không nhỏ trong các hoạt động gắn kết cùng gia đình,… Chỉ một việc làm nhỏ đem lại hằng hà vô số lợi ích cho cả gia đình, tại sao không ?

Tổng kết

Tuy Kakeibo là một phương pháp tuyệt vời nhưng không phải ai cũng sẽ phù hợp, bởi tính nghiêm túc và kỷ luật là vô cùng cần thiết để trải nghiệm và duy trì phương pháp này.

Gia đình cần lựa chọn sao cho phù hợp với các bạn nhỏ, nhắc nhở trẻ ghi chép thành thật và ngay sau khi thực hiện thanh toán, tránh để các bạn quên đi, thiếu kiên nhẫn và bỏ ngang quá trình tiết kiệm cho học sinh.

Hnegov.vn hy vọng rằng những chia sẻ về cách tiết kiệm tiền cho học sinh giúp các bạn nhỏ cũng như cha mẹ có cái nhìn tổng quát hơn, hiểu rõ những việc mình cần làm để vừa quản lý chi tiêu hiệu quả mà vừa gắn kết tình cảm gia đình qua những hoạt động, trải nghiệm cùng nhau.

Xem thêm các bài viết khác

Vay Ngân Hàng Mua Nhà Cần Có Điều Kiện Và Thủ Tục Gì?

Cách Tiết Kiệm Tiền Lương 5 Triệu Ai Cũng Làm Được

 

About the Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked

{"email":"Email address invalid","url":"Website address invalid","required":"Required field missing"}